Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Thủ tướng phê duyệt đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Đề án được Chính phủ giao cho Bộ Tài chính xây dựng với mục tiêu làm cho doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để.

Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, việc tái cơ cấu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp hoạt động công ích.
  • Xem thêm: Theo dõ  xsmb để tìm những con số may mắn cho mình ngay bay giờ.

Để thực hiện được mục tiêu này, đề án đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể mà nhiệm vụ đầu tiên là phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hiện có theo 3 nhóm sau: DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ; DN cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; và nhóm các DNNN thua lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục.

Với mỗi nhóm DN trong đề án cũng đã đưa ra quyết sách cụ thể:Thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào ngành không phải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan với ngành kinh doanh chính; vốn nhà nước ở công ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối; Tái cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực không phân biệt cấp, cơ quan quản lý.Trước mắt, trong các lĩnh vực xây dựng, thương mại, viễn thông, xuất bản, xổ số kiến thiết, cấp thoát nước, môi trường đô thị, thủy nông, quản lý và sửa chữa đường bộ, đường sắt, đường thủy.

Tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước một cách toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường và sản phẩm. Tổ chức lại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cho phù hợp với thực trạng và yêu cầu nhiệm vụ; Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, đặc biệt chú trọng đến khung pháp lý đối với DN 100% vốn nhà nước; Thúc đẩy tái cơ cấu DNNN; hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN.
  • >> Bạn đang có tờ vé số xsvl mà không biết làm như thế nào để xem giải. Hãy truy cập vào XSAG để biết thêm chi tiết

Để những nhiệm vụ trên được hoàn thành, đề án cũng đã xây dựng 6 giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN theo các Nghị quyết của Trung ương Đảng và Kết luận của Bộ Chính trị, tạo sự nhất trí cao trong toàn hệ thống chính trị để nâng cao hơn nữa nhận thức và có hành động quyết liệt, cụ thể trong thực hiện.

Thứ hai, khẩn trương hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới DNNN đến năm 2015 của các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Xác định số lượng, danh sách cụ thể các DNNN nắm giữ 100%, nắm giữ trên 75%, nắm giữ từ 65% đến 75%, nắm giữ từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ và các doanh nghiệp khác.

Thứ ba, từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trình Thủ tướng Chính phủ; từng tổng công ty, doanh nghiệp do Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập trình Bộ, UBND tỉnh, thành phố đề án tái cơ cấu để phê duyệt trong Quý III năm 2012 và triển khai thực hiện với các nội dung chủ yếu sau: Rà soát, xác định lại nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh chính; Xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020 phù hợp chiến lược phát triển ngành, nhu cầu của thị trường, khả năng về vốn và  năng lực trình độ quản lý;  Xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu các doanh nghiệp,..Xây dựng phương án tài chính để triển khai thực hiện nhiệm vụ chính được giao và xử lý các tồn tại về tài chính trong quá trình tái cơ cấu;  Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; Áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế; hoàn thiện cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ; Tích cực triển khai nghiên cứu ứng dụng, đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, dịch vụ, từng bước nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ; Thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, công tác cán bộ;
  • >> Chúng ta cùng nhau xem lại bảng SXmn  miền nam hôm qua xem những bộ số nào xuất hiện đặc biệt trên bảng kết quả xổ số của các tỉnh khu vực này

Thứ tư, các bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật (Xây dựng, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải) rà soát, đánh giá tính hợp lý, khả năng, điều kiện, cách thức tổ chức lại, từ đó xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phụ trách không phân biệt cấp, cơ quan quản lý, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý III năm 2012 và chỉ đạo triển khai thực hiện.

Thứ năm, các bộ, ngành trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền thể chế, cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp và thể chế, cơ chế quản lý của chủ sở hữu nhà nước (cụ thể trong phụ lục kèm theo).

Thứ sáu, tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong thực hiện tái cơ cấu, phương án sắp xếp, cổ phần hóa đã được phê duyệt; coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đơn vị nào không thực hiện được phải kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân, người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đăng nhận xét

Du lịch

Tâm sự

Đời sống

 
Copyright © 2014 Tin nhanh 24h